Nguyên Tắc Khi Mua Xe Đạp Thể Thao

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng xe đạp thể thao khác nhau, thương hiệu và giá thành cũng đa dạng không kém khiến người tiêu dùng băn khoăn không biết đâu mới là chiếc xe đang phù hợp với nhu cầu của mình. Đừng bỏ qua bài viết này nhé vì chúng tôi sẽ chia sẻ cách chọn mua xe đạp chuẩn nhất trong những nội dung dưới đây.

 

Sơ lược về xe đạp thể thao

Xe đạp thể thao thường là những loại có khung xe to, dáng khỏe khoắn, nhiều phụ kiện xe đi kèm và có màu sắc bắt mắt.

Nhiều người vẫn hay lầm tưởng xe đạp thể thao chỉ dành riêng cho các vận động viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ngày nay xe đạp thể thao được sử dụng rất phổ biến và được phân thành nhiều loại riêng để phục vụ mọi đối tượng sử dụng, từ người già đến trẻ em.

Xe đạp thể thao mang đến rất nhiều giá trị trong cuộc sống hàng ngày. Xe đạp thể thao giúp con người nâng cao sức khỏe, phục vụ đam mê và nâng giá trị truyền thống của xe đạp lên tầm cao mới.

Đối tượng đến với xe đạp thể thao không chỉ giới hạn ở các vận động viên chuyên nghiệp, mà còn thu hút người dân ở các thành phố lớn, từ nam giới cho đến phụ nữ, từ giới trẻ cho đến tầng lớp trung niên, các bậc lão thành. Nó vừa đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe lại vừa là một thú chơi, nâng giá trị truyền thống của xe đạp lên một tầm cao mới.

Có bao nhiêu loại xe đạp thể thao?


1. Xe đạp đua (Road Bike)

Loại xe này còn được biết đến với tên gọi khác là xe đạp cuộc. Xe đạp đua thường có trọng lượng nhẹ, bánh xe được thiết kế để hoạt động tốt trên bề những bề mặt bằng phẳng như đường nhựa.

Điều khiến xe đạp đua trở nên khác biệt là ghi đông xe được uốn cong thành 2 bậc. Khung xe thường được làm từ chất liệu carbon tổng hợp. Thiết kế của khung xe sẽ giúp người đạp tạo ra tư thế khí động học giúp giảm ma sát là nâng cao tốc độ. Phần phuộc xe không có thiết bị giảm sóc ở cả trước và sau. Phần lốp xe được thiết kế ít gai để giảm tối đa trọng lượng và giảm sự tiếp xúc với mặt đường.

Một vài thương hiệu xe đạp đua nổi tiếng bạn có thể tham khảo là xe đạp thể thao vaenger, xe đạp Giant, xe đạp Jett,…

2. Xe đạp địa hình (MTB)

Trái ngược với xe đạp đua, xe đạp địa hình là dòng xe có trọng lượng nặng (gần như nặng nhất trong các dòng xe đạp thể thao). Xe đạp địa hình có khung to, có giảm sóc ở cả phần phuộc trước và sau. Một số loại xe cao cấp sẽ được gắn thêm bộ phận giảm xóc ở giữa khung xe. Ghi đông xe thường có thiết kế thẳng, phù hợp cho việc đạp xe tại các địa hình phức tạp hay dua xe dap dia hinh.

3. Xe đạp touring

Còn được biết đến với tên gọi khác là xe đạp thành phố. Đúng như tên gọi, loại xe đạp này sẽ phục vụ cho mục đích du lịch là chính, thường dùng cho những chặng đường dài. Chính vì mục đích sử dụng này mà xe có trọng lượng không quá nặng để có thể chuyên chở hành lý. So với các dòng xe Road bike, khung xe đạp touring thường có sườn dài và chắc chắn hơn. Chất liệu để làm khung xe thường chắc, bền, êm và có khả năng chịu tải lớn. Bánh xe có kết cấu vành xe rắn chắc. Lốp xe nhỏ, ít gai để hạn chế tiếp xúc với mặt đường.

Mặc dù có cấu tạo khá đơn giản nhưng các bộ phận của xe như hệ thống phanh thắng, hệ thống líp, ghi đông đều có chất lượng cao vì phải đảm bảo những nguyên tắc nghiêm ngặt.

Ngoài mục đích du lịch thì loại xe này cũng có thể ứng dụng hàng ngày trong việc tập thể dục, đi làm hoặc đi dạo quanh thành phố.

4. Xe đạp gấp

Cũng giống như tên gọi, loại xe này có tính năng gấp giữa thân xe khá linh hoạt. Xe được thiết kế theo cơ chế đơn giản nhưng có nhiều tính năng thông minh. Xe này phù hợp với những không gian nhỏ vì có thể gấp gọn sau khi sử dụng.

Một vài thương hiệu xe đạp gấp nổi tiếng trên thị trường hiện nay là Audi, TrinX, Giant, Hachiko…

Những cách chọn xe đạp thể thao phù hợp với bạn


1. Xác định nhu cầu sử dụng xe đạp thể thao của bạn

Trong mục phân loại trên, chúng tôi đã nêu rõ chức năng của từng loại xe đạp. Việc cần làm đầu tiên của bạn khi có ý định mua xe đạp thể thao chính là xác định rõ nhu cầu, mục đích sử dụng của mình. Từ đó, xem mục đích sử dụng đó phù hợp với loại xe nào.

Nếu bạn đang sống tại thành phố, đam mê tốc độ và thỉnh thoảng muốn tham gia các giải đấu thì xe đạp đua chính là sự lựa chọn tốt nhất. Loại xe này sẽ phù hợp với những con đường nhựa bằng phẳng. Ngoài ra, xe còn có tính linh hoạt, tốc độ cao và trọng lượng nhẹ.

Nếu bạn là người thích cảm giác mạnh, thích tham gia những bộ môn thể thao mang tính chinh phục cao thì xe đạp địa hình là sự lựa chọn hoàn hảo. Còn nếu bạn là người thích du lịch bằng xe đạp thì không có lý do gì phải bỏ qua dòng xe đạp touring.

2. Đối tượng sử dụng

Ngày nay, các dòng xe đạp thể thao ngoài việc phân theo mục đích sử dụng thì còn phân ra cho từng đối tượng riêng. Một chiếc xe đạp phù hợp với độ tuổi, giới tính, vóc dáng cơ thể sẽ khiến bạn thoải mái hơn trên những chặng đường đấy.

Ví dụ, những dòng xe cho nữ giới sẽ thường có khung xe nhẹ, cổ xe và tay lái cũng được thiết kế sao cho dễ điều khiển. Còn với các loại xe cho trẻ em thì kích thước là yếu tố bạn cần chú ý khi mua.

3. Chọn kích cỡ xe phù hợp

Khi mua xe đạp thể thao, bạn phải chắc chắn rằng 3 bộ phận khung xe, tay lái và yên xe phải tương thích với vóc dáng của bản thân. Việc mua xe sai kích thước cơ thể sẽ dẫn đến cảm giác không thoải mái khi lái xe, từ đó có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm khi sử dụng.

Bạn có thể tham khảo thêm cách chọn kích thước xe sao cho phù hợp với chiều cao của mình

4. Các bộ phận của xe

Xe đạp thể thao được cấu thành từ rất nhiều bộ phận khác nhau. Bất kỳ bộ phận nào trên xe cũng sẽ đảm nhận một nhiệm vụ riêng giúp xe luôn hoạt động tốt và đảm bảo an toàn cho người lái.

Chính vì thế, khi mua xe đạp thể thao, bạn cần kiểm tra kỹ các bộ phận sau:

Những sản phẩm của những hãng xe đạp nổi tiếng sẽ có những thông số riêng. Do vậy, cách để nhận biết các bộ phận của xe có chính hãng, bạn nên kiểm tra các bộ phận như vị trí các mối hàn ở khung xe, màu sơn, trọng lượng và mã số trên các khung xe.
Tiếp theo, bạn cần chú ý đến bộ chuyển động của xe. Sau đó là 2 bộ đề trước và sau xem có hoạt động trơn tru không vì đây là bộ phận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xe chuyển động.
Kiểm tra bộ phận ghi đông xem có thiết kế cao và dài không. Ghi đông được thiết kế đúng chuẩn sẽ tạo ra cảm giác thoải mái và tư thế đẹp khi lái xe.
Kiểm tra bộ phận phanh xe bằng cách bóp phanh nhiều lần. Nên ưu tiên chọn loại phanh đĩa thay vì phanh vành vì phanh đĩa sẽ có hiệu quả phanh được tốt hơn.
Một vài bộ phận khác bạn cũng nên chú ý đến như vành xe, xích xe, ổ líp, đùi xe, yên xe, bộ tay quay…

5. Chất liệu của khung xe

Những chất liệu khung xe đạp được sử dụng phổ biến hiện nay là: Carbon, các loại hợp kim thép và nhôm, titan.

Ưu và nhược điểm của các chất liệu này là:

Nhôm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, được giới đạp xe ưa chuộng nhờ tính bền, nhẹ, đẹp, giá rẻ và đặc biệt là không rỉ.
Carbon cũng có khối lượng nhẹ, thường được sử dụng để làm khung các loại xe đua. Tuy nhiên, nhược điểm của chất liệu này là có độ cứng không bằng nhôm và có giá thành đắt hơn.
Thép có ưu điểm là giá rẻ. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của chất liệu này là nặng và bị rỉ sét.
Titan thuộc chất liệu cao cấp, giá thành cao nên chỉ thường được sử dụng để làm khung các mẫu xe cao cấp.
Ngoài chất liệu của khung thì bạn cũng nên chú ý đến nhãn hiệu, thông số của khung và tình trạng khung.

6. Cân nhắc giữa việc chọn xe nguyên chiếc hay xe ráp

Xét về chất lượng, thông số hay các bộ phận thì xe nguyên chiếc (xe thùng) có chất lượng cao hơn xe ráp. Xét về giá thành, xe nguyên chiếc thường được nhập khẩu từ nước ngoài nên sẽ có giá cao hơn so với xe ráp.

Xe ráp sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, để tạo nên một chiếc xe ráp, bạn cần phải có kiến thức và chuyên môn nhất định để có thể chọn phụ tùng rồi ráp từng bộ phận lại với nhau. Ưu điểm của những chiếc xe ráp là chủ nhân có thể thoải mái lựa chọn các bộ phận xe theo ý thích của mình.

7. Giá thành của xe

Giá của xe đạp thể thao sẽ phụ thuộc vào việc bạn mua xe hãng nào, xe nguyên hay xe ráp, xe mới hay xe cũ. Hiện nay, giá của xe đạp thể thao rất đa dạng, trải đều từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.

Các hãng xe đạp địa hình, xe đạp thể thao nổi tiếng nhất hiện nay

Thương hiệu Giant

Năm 1972, Giant thành lập tại Đài Loan và chuyên sản xuất các sản phẩm về xe đạp như xe đạp truyền thống, xe đạp thể thao, xe đạp điện… Từ những khung nhôm đơn giản, trải qua quá trình phát triển không ngừng nghỉ, Giant đã lần lượt nghiên cứu và ứng dụng nhiều công nghệ mới vào sản xuất để đạt được nhiều thành tựu như ngày hôm nay.

Hiện nay, Giant đang chiếm chiếm khoảng 10% thị phần xe đạp thế giới. Và trong tương lai, mục tiêu của Giant này chính là vươn lên trở thành thương hiệu số 1 về các sản phẩm xe đạp. Tính đến thời điểm hiện tại, hãng xe này đang sở hữu một con số ấn tượng với 5,2 triệu chiếc xe/năm. Các sản phẩm của Giant được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và giá thành phải chăng.

Nổi bật về các sản phẩm xe đạp địa hình, cách chọn size xe đạp giant cũng khá đang dạng vì hãng xe này có riêng các sản phẩm cho từng đối tượng từ trẻ em đến người lớn. Cách chỉnh số xe đạp địa hình của Giant cũng khá đơn giản. Mẫu mã và thiết kế của xe Giant cực kỳ đang dạng và bắt mắt.

Một số mẫu xe đạp thể thao được xem là best seller của hãng này là Giant ATX 610, Giant ATX 660, Giant ATX 775, Giant ATX 830, Giant Escape City 2 2018, Giant Escape R3, Giant ATX 777,…

Tags:,

Chia Sẻ :


Giỏ hàng của tôi (0)
  • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn